Lịch sử Ngũ tinh hội tụ

Một tài liệu đời Tây Hán (TK 2 TCN) tìm được năm 1973 ghi rõ chu kỳ của Sao Kim là 584,4 ngày, Sao Mộc là 377 ngày, Sao Thổ là 594,4 ngày, chỉ sai lệch so với kết quả tính toán hiện đại chưa đến 0,3 ngày. Thời Hán Cao Tổ, hiện tượng 5 hành tinh của Hệ Mặt Trời ở vị trí thẳng hàng được gọi là “Chuỗi ngọc 5 sao”.[3]

Hiện tượng này đã được ghi nhận trong Thiên quan thư (天官书) - Sử ký của Tư Mã Thiên như sau: “Nguyên niên, đông thập nguyệt, Ngũ tinh tụ vu đông tỉnh” nghĩa là năm đầu tiên đời Hán Cao Tổ, tháng 10 mùa đông, ngũ tinh liên châu tại chòm Tỉnh phương Đông.[4] Tuy nhiên, theo tính toán của thiên văn học hiện đại thì vào tháng 10 năm đó (206 TCN), chỉ có Sao Thổ, Sao Mộc là rất gần nhau ở khu vực chòm Tỉnh, nhưng đến tháng 6 năm sau thì 5 hành tinh đều nằm rất gần nhau ở khu vực chòm Tỉnh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngũ tinh hội tụ //edwardbetts.com/find_link?q=Ng%C5%A9_tinh_h%E1%B... http://www.epochtimes.com/b5/16/1/20/n4621490.htm http://www.tanmizhi.com/html/2136.html http://tuvilyso.org/forum/topic/32488-ngu-tinh-xep... http://tuvivietnam.vn/index.php?threads/thi%C3%8An... https://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2016... https://www.ecowatch.com/5-brightest-planets-align... https://www.travelandleisure.com/articles/five-pla... https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/ngu-tinh-xe...